Việc đi bộ trên vỉa hè là một chuyện rất đỗi bình thường, nhưng khi đi bộ trên vỉa hè mà “đem theo” xe máy, xe đạp lại còn đi ngược chiều thì chắc là một hình ảnh độc, lạ. Hình ảnh này chắc hẳn bạn cũng đã bắt gặp ở đâu đó. Có thể đây là cách để thoát khỏi cảnh tắc đường hoặc cũng có thể là một chiêu thức để “né” việc bị Cảnh sát giao thông xử phạt. Vậy, câu hỏi đặt ra là liệu dắt xe đi người chiều trên vỉa hè có vi phạm luật giao thông không? Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn Mỗi một chủ thể tham gia giao thông với những tư cách khác nhau thì quyền, nghĩa vụ của họ được pháp luật quy định là khác nhau hay nói cách khác những hành vi mà pháp luật cho phép họ thực hiện và không cho phép họ thực hiện là khác nhau. Do vậy để xác định một hành vi phù hợp với quy định của pháp luật giao thông đường bộ hay vi phạm quy định của pháp luật giao thông đường bộ hay không thì trước tiên ta phải xác định tư cách tham gia giao thông của người này là gì? Vậy trước tiên ta tìm hiểu, xác định tư cách tham gia giao thông của những người dắt xe trên vỉa hè. 1. Tư cách tham gia giao thông của người dắt xe đi trên vỉa hè? Khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: “Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ”.
Căn cứ theo quy định trên thì có thể xác định tư cách tham gia giao thông của người dắt xe đi trên vỉa hè là người đi bộ. Thật vậy:
Do vậy, người dắt xe đi trên vỉa hè được xác định tham gia giao thông với tư cách là người đi bộ trên đường bộ. Ta đã xác định được tư cách của người dắt xe trên vỉa hè. Vậy hành vi dắt xe đi ngược chiều trên vỉa hè có vi phạm pháp luật giao thông đường bộ không? Ta sẽ tìm hiểu tiếp ở nội dung thứ 2 sau đây. 2. Dắt xe đi ngược chiều trên vỉa hè có vi phạm pháp luật giao thông không? Điều 9 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: “Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ”. Theo quy định trên thì một trong những việc mà người tham gia giao thông phải chấp hành là phải đi bên phải chiều đi của mình và đi đúng phần đường dành cho mình. Khoản 1 Điều 32 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: “Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường”. Theo quy định trên thì phần đường dành cho người đi bộ là hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. Như vậy, hành vi dắt xe ngược chiều (so với chiều đi ở dưới lòng đường) trên vỉa hè không vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Tuy nhiên, khi dắt xe, thì người dắt xe phải đảm bảo an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác (Khoản 4 Điều 32 Luật Giao thông đường bộ năm 2008). Trên thực tế thì cảnh sát giao thông cũng chưa xử phạt hành chính đối với người dắt xe đi trên vỉa hè. Cảnh sát giao thông chỉ xử phạt những người này nếu trước đó họ đã thực hiện các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ như: không đội mũ, chạy xe quá tốc độ, chở quá số người quy định,… Việc những người này dắt xe đi trên vỉa hè nhằm mục đích “né” lực lượng cảnh sát giao thông. Vậy có thể kết luận rằng, dắt xe ngược chiều (so với chiều đi ở dưới lòng đường) không vi phạm pháp luật giao thông đường bộ. Để thông báo những quy định mới nhất về các vấn đề an toàn giao thông, CSGT có thể đăng ký website với bộ công thương (cách đăng ký website với bộ công thương)
|