Đăng ký nhãn hiệu hay đăng ký bảo hộ thương hiệu là hai cách nói thông thường được nhiều người sử dụng. Cách nói đăng ký nhãn hiệu là theo pháp lý, còn đăng ký bảo hộ thương hiệu là theo cách hiểu thông thường. Nhãn hiệu là đối tượng được quy định trong pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành để chỉ dấu hiệu nhận biết (tên gọi, hình ảnh, logo,…); còn Thương hiệu là khái niệm marketing có nội hàm rộng hơn nhãn hiệu – nghĩa là ngoài tên gọi, logo; thương hiệu còn chứa các yếu tố trừu tượng như ấn tượng, cảm xúc, sự nổi tiếng. Như vậy thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu thực chất chính là thủ tục đăng ký nhãn hiệu.
1. Hồ sơ đăng ký
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (2 bản) (Bạn có thể tham khảo cách khai đơn đăng ký nhãn hiệu tại: https://tgslaw.vn/huong-dan-khai-don-dang-ky-nhan-hieu.html )
– 09 mẫu nhãn hiệu giống nhau: Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai;
– Giấy đăng ký kinh doanh (bản sao), hợp đồng hoặc tài liệu khác xác nhận hoạt động sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ của người nộp đơn nếu Cục sở hữu trí tuệ có nghi ngờ về tính xác thực của các thông tin nêu trong đơn;
– Chứng từ nộp phí, lệ phí
Bạn chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên và có thể nộp trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ.
2. Thời gian đăng ký nhãn hiệu
Theo quy định, quy trình thẩm định đơn nhãn hiệu trải qua các giai đoạn sau:
(i) thẩm định hình thức (1-2 tháng),
(ii) công bố Đơn trên Công báo (2 tháng);
(iii) thẩm định nội dung (9-12 tháng);
(iii) cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).
Tuy nhiên, trên thực tế thời hạn này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tuỳ thuộc vào số lượng đơn nộp vào Cục tại thời điểm xét nghiệm.
3. Chi phí đăng ký nhãn hiệu:
Theo quy định, Đơn nhãn hiệu phải đăng ký kèm theo danh mục sản phẩm/dịch vụ được phân nhóm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC. Phí đăng ký nhãn hiệu sẽ được tính dựa trên số nhóm và số sản phẩm trong mỗi nhóm được chỉ định trong Đơn. Vì vậy, quý vị nên cung cấp ngành nghề kinh doanh chính để biết được sản phẩm và dịch vụ mang nhãn hiệu và tính được chi phí thực hiện công việc.
Xem chi tiết chi phí đăng ký độc quyền nhãn hiệu tại đây: https://tgslaw.vn/phi-dang-ky-nhan-hieu.html
4. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại TGS Law
Trong trường hợp nộp đơn uỷ quyền qua đại diện sở hữu trí tuệ của Quý công ty tại Cục Sở hữu trí tuệ, công việc của chúng tôi sẽ bao gồm:
– Tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
– Chuẩn bị Đơn đăng ký, ký đơn, nộp đơn
– Thông báo về việc nộp đơn sau khi nộp đơn, và các thông báo liên quan khác;
– Xử lý tất cả các thiếu sót liên quan đến Đơn;
– Tư vấn các giải pháp để vượt qua từ chối của Cục SHTT;
– Theo dõi tiến trình của Đơn và thường xuyên cập nhật tình trạng cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cục SHTT về việc đăng ký nhãn hiệu;
– Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu sau khi cấp bằng (nếu có Giấy chứng nhận)
Công ty Luật TNHH TGS sẽ thay mặt Quý công ty làm thủ tục đăng kí nhãn hiệu.
Thông tin thắc mắc liên hệ tổng đài 1900 8698 để được tư vấn chi tiết
4. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại TGS Law
Trong trường hợp nộp đơn uỷ quyền qua đại diện sở hữu trí tuệ của Quý công ty tại Cục Sở hữu trí tuệ, công việc của chúng tôi sẽ bao gồm:
– Tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
– Chuẩn bị Đơn đăng ký, ký đơn, nộp đơn
– Thông báo về việc nộp đơn sau khi nộp đơn, và các thông báo liên quan khác;
– Xử lý tất cả các thiếu sót liên quan đến Đơn;
– Tư vấn các giải pháp để vượt qua từ chối của Cục SHTT;
– Theo dõi tiến trình của Đơn và thường xuyên cập nhật tình trạng cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cục SHTT về việc đăng ký nhãn hiệu;
– Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu sau khi cấp bằng (nếu có Giấy chứng nhận)
Công ty Luật TNHH TGS sẽ thay mặt Quý công ty làm thủ tục đăng kí nhãn hiệu.
Thông tin thắc mắc liên hệ tổng đài 1900 8698 để được tư vấn chi tiết