( PHUNUTODAY ) – Ung thư vòm họng thực quản là căn bệnh rất nguy hiểm đang đang có xu hướng trẻ hóa. Ung thư vòm họng, thực quản có rất nhiều nguyên nhân nhưng hẳn các bạn sẽ rất bất ngờ khi biết nếu uống nước không đúng cách cũng có thể dẫn tới ung thư vòm họng, thực quản.
Những dấu hiệu của ung thư vòm họng
Khi mới hình thành, ung thư vòm họng thường có dấu hiệu của nhiều bệnh liên quan đến tai mũi họng như cảm cúm hoặc bệnh nội khoa về thần kinh, mạch máu. Người bệnh thường chủ quan bỏ qua các triệu chứng sớm của bệnh vì cho rằng chỉ mắc chứng cúm thông thường.
Người bệnh cảm thấy đau họng, khó nuốt
Trước tiên, bạn thấy đau họng, khó nuốt. Khó nghe một bên tai hoặc cả hai. Bạn cũng có thể bị chảy máu cam, nhức đầu, mờ mắt, hắt xì, ù tai, đau đầu, khàn tiếng kéo dài.
Nếu các triệu chứng kể trên kéo dài 3 tuần mà không thuyên giảm thì cần thăm khám bác sĩ để tầm soát ung thư.
Khi ung thư phát triển ở giai đoạn cuối, bạn thường xuyên bị ngạt mũi kèm chảy máu, mủ ở mũi; nổi hạch ở góc hàm có thể nhận biết cảm quan; hoặc liệt các dây thần kinh sọ não với các dấu hiệu như lác mắt, tê mặt, vẹo lưỡi, nuốt sặc…
Người bệnh có thể nổi hạch ở góc hàm
Ung thư vòm họng thường xảy ra ở nhóm tuổi 30-50. Nam giới có nhiều khả năng mắc bệnh hơn phụ nữ.
Tưởng đau dạ dày, hoá ra ung thư thực quản
Ông Đỗ Văn Cường trú tại Lâm Thao, Phú Thọ bị ung thư thực quản đang điều trị tại Bệnh viện K, Hà Nội tâm sự, cách đây 3 tháng thấy sụt cân, đau bụng ở phần bụng dưới khó chịu. Có cảm giác ợ chua.
Ông Cường tưởng đó là đau dạ dày, ông đi khám bác sĩ siêu âm cũng bảo do đau dạ dày và cho thuốc mang về nhà để uống.
Đến khi đau bụng quá không ăn được, uống nước cũng khó ông Cường mới đến bệnh viện tỉnh khám tổng thể.
Bác sĩ chỉ định nội soi dạ dày nhưng khi ống nội soi đưa vào đến thực quản đoạn dưới thì đã bị tắc líp vì khối u sùi ở thực quản.
Nhìn hình ảnh, bác sĩ nghi ngờ theo dõi K thực quản và giới thiệu ông Cường đi xét nghiệm sinh thiết.
Ông Cường và vợ đến Bệnh viện K Hà Nội khám và bấm sinh thiết ổ sùi. Một tuần sau có kết quả là ung thư thực quản.
Vợ chồng ông đều ngỡ ngàng với kết quả này vì bản thân ông Cường vốn rất sạch sẽ, ông không ăn đồ ăn chưa chín, tái, không hút thuốc lá và uống rượu.
Thi thoáng, gia đình có công việc vui vẻ ông chỉ làm lon bia. Lúc nào ông cũng tự hào sức khoẻ tốt do dự phòng tốt. Đến khi nhận chẩn đoán ung thư thực quản, bác sĩ hỏi tiền sử về vấn đề gì ông cũng không có.
Chỉ duy nhất có việc ăn thức ăn nóng và uống nước nóng là ông Cường thừa nhận đó là thói quen khó bỏ của mình.
Ông kể từ những năm đi bộ đội ở Tây Nguyên bị sốt rét, thoát khỏi căn bệnh đó đã khiến ông biết được cửa sinh tử là gì nên lúc nào cũng nghĩ mình phải khoẻ mạnh, có sức khoẻ là có tất cả.
Có lẽ vì thế mà ngay cả thói quen ăn uống ông cũng tập cho mình theo suy nghĩ là tốt. Nước chè nóng lúc nào ông cũng hãm trong ấm tích và uống nóng.
Cảm giác vừa thổi, vừa ngụm ngụm nước hay ăn bát canh nóng hổi vừa trên bếp đưa xuống với ông thật là tuyệt vời. Có lẽ thói quen lâu năm đó đã khiến ông mang căn bệnh ung thư quái ác.
Dù đã được bác sĩ mở thông dạ dày, nhưng với những bệnh nhân ung thư thực quản như ông thì sự sống lúc nào cũng mong manh.
Hiểu về bệnh ung thư thực quản để phòng bệnh đúng cách
Theo thống kê của mạng lưới ung thư Việt Nam tỷ lệ sống thêm của căn bệnh ung thư thực quản trước đây khá thấp, chỉ khoảng 15 – 20% bệnh nhân sống thêm được 5 năm.
Ngày nay, tỉ lệ bệnh nhân sống thêm được 5 năm đã tăng lên 50% nếu phát hiện sớm, 39% khi ung thư chưa lan rộng.
Trong trường hợp ung thư đã xâm lấn, lây lan sang các bộ phận bên cạnh, tỉ lệ sống 5 năm của người bệnh giảm xuống còn 21%. Khi bệnh di căn, con số này chỉ còn 4%.
Bác sĩ Đặng Thế Căn – nguyên Phó giám đốc Bệnh viện K Hà Nội cho biết ung thư thực quản thường xảy ra chủ yếu ở nam giới.
Ung thư thực quản là ung thư xảy ra trong ống chạy từ cổ họng đến dạ dày. Thực quản mang thực phẩm sau khi nuốt vào dạ dày, tại đó sẽ được tiêu hóa.
Ung thư thực quản thường bắt đầu từ các tế bào lót bên trong thực quản. Ung thư thực quản có thể xảy ra bất cứ nơi nào dọc theo thực quản.
Bác sĩ Căn cho biết nguyên nhân gây ung thư thực quản bắt nguồn từ các yếu tố nguy cơ từ chế độ sinh hoạt, ăn uống như uống rượu, thói quen nhai thuốc lá, ăn thực phẩm nóng, uống nước nóng nhiều lần gây bỏng thực quản và sẽ K hóa từ những vết bỏng đó.
Ngoài việc làm tăng nguy cơ ung thư thực quản, uống nước quá nóng còn dẫn tới nhiều căn bệnh ung thư khác.
Nguyên nhân là do chất Clo dùng để khử trùng sẽ kết hợp với các chất hữu cơ có trong nước, tạo nên các hợp chất gây ung thư như Halogen hóa Hydrocacbon, Chloroform…
Đây là các chất vô cùng nguy hiểm đối với cơ thể. Chính vì thế, các bác sĩ đều khuyên tuyệt đối không uống nước nóng quá 65 độ C, bởi đây là ngưỡng gây hại cho sức khỏe.
Ngoài ra, để phòng ngừa ung thư thực quản, mỗi người nên tự loại bỏ các nguy cơ để bệnh không gõ cửa như không hút thuốc lá, uống rượu bia, không ăn thực phẩm độc hại, có hại cho sức khoẻ như đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên giòn, cá muối, dưa khú.
Bỏ qua thói quen uống nước nóng, nhâm nhi ly cà phê nóng hay ăn canh nóng. Nên chọn độ ấm phù hợp để cơ thể dễ chịu không phải làm bỏng thực quản.