Với việc vừa hoàn thành, phê duyệt 6 QHPK tại hai đô thị vệ tinh Phú Xuyên và Xuân Mai sẽ tạo động lực mạnh mẽ để các địa phương, đơn vị tích cực triển khai quy hoạch được duyệt vào thực tiễn.Đồng thời tạo động lực để các địa phương tăng tốc, sớm hoàn thành các QHPK tại những ĐTVT còn lại.
Cùng vào cuộc gỡ khó
Thời gian qua, do nhiều nguyên nhân nên việc triển khai các đồ án QHPK đô thị tại 5 ĐTVT của Hà Nội chậm, dẫn đến ảnh hưởng tới các kế hoạch 5 năm và hàng năm tại các địa phương. Một số đồ án quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư trọng điểm làm động lực cho phát triển đô thị chậm triển khai, chưa có sức hút đầu tư, đặc biệt tại các ĐTVT Hòa Lạc, Sóc Sơn, Phú Xuyên…
Đây cũng là lý do dẫn đến hầu hết các ĐTVT đều cơ bản chưa có biến đổi gì trong hơn 10 năm vừa qua. Theo KTS Lã Hồng Sơn – Phó trưởng Phòng Quản lý quy hoạch phát triển các ĐTVT và nông thôn (Sở QH – KT), mặc dù TP đã quan tâm chỉ đạo trong việc đẩy nhanh lập các QHPK tại 5 ĐTVT, tuy nhiên tiến độ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu do còn nhiều vướng mắc.
Xem thêm: Đầu tư đất nền Hòa Lạc giá rẻ liệu có phù hợp
Nguyên nhân chính là chậm thiết lập sự liên kết về giao thông và kinh tế; các đường Vành đai 3, 4, 5; các đường cao tốc kết nối trực tiếp đô thị trung tâm với ĐTVT và khu công nghiệp chậm thực hiện, dẫn đến các điều kiện liên kết hợp tác, chia sẻ giữa các tỉnh, TP trong vùng, giữa đô thị trung tâm và ĐTVT làm cơ sở cho thực hiện quy hoạch bị hạn chế. Mặt khác, thực hiện Luật Quy hoạch (từ 2017 đến nay) về trình tự lập quy hoạch, vừa phải phối hợp giữa các ngành và địa phương để rà soát quy hoạch từ trên xuống, vừa đánh giá quy hoạch từ dưới lên đã gây ra sự lúng túng, mất nhiều thời gian xử lý.
Nguồn vốn cho công tác quy hoạch, quy trình thực hiện các thủ tục dự toán, bố trí vốn quy hoạch theo Luật Quy hoạch cũng gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, năng lực triển khai theo phân cấp (lập, thẩm định, trình phê duyệt quy hoạch) còn nhiều tồn tại, hạn chế ở cả cấp huyện và cấp TP.
Xem thêm: Mua Bán Chuyển Nhượng Đất Hòa Lạc
Để sớm hoàn thành tất cả các QHPK tại 5 ĐTVT của Hà Nội, làm cơ sở thu hút đầu tư, xây dựng nên những trung tâm mới, đô thị mới đáng sống, có sức hút đối với dân cư từ khu vực trung tâm, nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh sự quyết liệt của TP Hà Nội còn cần sự vào cuộc tích cực của bộ, ngành T.Ư tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thời gian tới.
Động lực từ những phân khu đầu tiên
Vào những ngày cuối năm 2022, một trong những tin vui trong lĩnh vực quy hoạch phát triển đô thị của Thủ đô là TP Hà Nội đã hoàn thành, phê duyệt đối với 6 QHPK thuộc hai ĐTVT Phú Xuyên và Xuân Mai. Đây là những quy hoạch phân khu đô thị đầu tiên được phê duyệt sau nhiều năm
chờ đợi, đánh dốc mốc quan trọng để các địa phương làm cơ sở đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch chi tiết và dự án xây dựng, kêu gọi đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
Cụ thể, đối với ĐTVT Phú Xuyên 3 QHPK vừa được phê duyệt gồm: Khu 1, thuộc địa giới hành chính 3 xã Tô Hiệu, Văn Tự, Minh Cường (huyện Thường Tín) và 3 xã Phượng Dực, Đại Thắng, Quang Trung (huyện Phú Xuyên). Phân khu này được xác định là khu vực đô thị cải tạo và đô thị mới bao gồm các chức năng ở, hỗn hợp, thương mại, dịch vụ; là trung tâm hành chính, thương mại tổng hợp có vai trò là hạt nhân phát triển của ĐTVT Phú Xuyên… Khu 2, thuộc địa giới hành chính xã Minh Cường (huyện Thường Tín) và xã Sơn Hà, Nam Phong, Phúc Tiến, thị trấn Phú Xuyên (huyện Phú Xuyên) có vai trò là trung tâm y tế, thể dục thể thao (cấp vùng) và dịch vụ thương mại cửa ngõ phía Nam Hà Nội; trung tâm hành chính – thương mại – dịch vụ cấp khu vực… Về lâu dài sẽ trở thành trung tâm phát triển hỗn hợp tại khu vực cửa ngõ phía Nam TP Hà Nội nhằm giảm sức ép về phát triển trong đô thị trung tâm, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và đô thị hóa vùng ngoại thành.
Khu 3, thuộc địa giới hành chính các xã Tô Hiệu, Thống Nhất, Văn Từ, Vạn Điểm, Minh Cường (huyện Thường Tín) và các xã Nam Tiến, Nam Triều, Nam Phong, thị trấn Phú Xuyên, thị trấn Phú Minh (huyện Phú Xuyên). Phân khu có vai trò là cơ sở kinh tế công nghiệp, y tế, giáo dục và dịch vụ thương mại cửa ngõ phía Nam Hà Nội, trở thành trung tâm phát triển hỗn hợp cửa ngõ nhằm giảm sức ép về phát triển trong đô thị trung tâm, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và đô thị hóa vùng ngoại thành. Đây cũng là trung tâm chính để phát triển ĐTVT Phú Xuyên, là vùng không gian sinh thái chuyển tiếp, giới hạn sự phát triển của khu vực đô thị và bảo vệ cảnh quan dọc sông Hồng…
Đối với ĐTVT Xuân Mai, các QHPK được phê duyệt gồm: Khu 1 thuộc địa giới hành chính thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ. Phân khu được xác định là đô thị hiện hữu, bao gồm các chức năng chủ yếu bao gồm ở, thương mại hành chính, giáo dục đào tạo, công cộng, an ninh – quốc phòng, cây xanh đô thị, có vai trò là trung tâm chính của một cực phát triển trong ĐTVT Xuân Mai.
Khu 2 thuộc địa giới thị trấn Xuân Mai và các xã Tân Tiến, Thủy Xuân Tiên huyện Chương Mỹ. Đây là khu vực hạn chế phát triển xây dựng, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên sinh thái kết nối với đô thị Xuân Mai hiện hữu (khu 1) và khu vực phát triển đô thị mới Xuân Mai (khu 3) với các chức năng chính là khu vực bảo tồn cấu trúc làng xóm hiện hữu, cải tạo hệ thống mặt nước nhằm tăng khả năng thoát nước trong trường hợp có lũ rừng ngang. Đồng thời, là khu du lịch sinh thái nghị đường cảnh quan thiên nhiên cây xanh gắn kết với mặt nước tự nhiên.
Khu 3, thuộc các xã Thủy Xuân Tiên, Tân Tiến, Nam Phương Tiến và Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ. Phân khu có vai trò là trung tâm chính của một cực phát triển trong ĐTVT Xuân Mai; là khu vực phát triển đô thị mới, phát triển công nghiệp. Đây còn là khu vực phát triển cụm trường đào tạo phục vụ định hướng chuyển hóa các cơ sở giáo dục đào tạo ra khỏi đô thị trung tâm, hỗ trợ cho trung tâm đào tạo Hòa Lạc…
Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Đình Hoa chia sẻ, việc UBND TP phê duyệt các đồ án quy hoạch phân khu đô thị thuộc ĐTVT Xuân Mai có ý nghĩa rất lớn đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của huyện. Đây là cơ sở để huyện triển khai một số dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới nằm trong phạm vi quy hoạch phân khu đô thị, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân. Đồng thời, các quy hoạch này cũng là căn cứ quan trọng để địa phương thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng.