Mụn bọc không nhân là tình trạng nhiều người mắc phải hiện nay. Mụn bọc không nhân không những làm mất thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tổn thương sâu cho làn da, dễ dẫn tới sẹo lõm, làm rỗ da. Vì vậy, bạn hãy theo dõi các thông tin về loại mụn này và cách điều trị trong bài viết sau.
Mụn bọc không nhân là gì và điều trị như thế nào?
Mụn bọc không nhân là gì?
Mụn bọc không nhân hay còn được gọi là mụn bọc không đầu là một trong những dạng mụn trứng cá thể nặng xuất hiện trên da. Loại mụn này thường ở dạng cục to, không có đầu trắng và khi sờ vào thấy cộm, cứng và đau nhức.
Thực chất, loại mụn này là giai đoạn đầu của mụn mủ, sau một thời gian, mụn sẽ mưng mủ viêm và có thể lây lan sang vùng da bên cạnh. Vì phần mủ viêm của mụn nằm rất sâu trong nang lông nên việc điều trị vô cùng khó khăn. Nếu không biết cách xử lý, mụn sẽ dễ để lại sẹo rỗ, gây mất thẩm mỹ cho gương mặt.
Mụn bọc không nhân có thể gây sẹo rỗ
Đối tượng hay bị mụn bọc không nhân nhất là những người có nội tiết tố rối loạn, bao gồm: những người ở trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, phụ nữ trước kỳ kinh nguyệt hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh. Việc nội tiết tố rối loạn kích thích hoạt động của tuyến bã nhờn mạnh hơn bình thường, dầu thừa tiết ra quá nhiều sẽ gây bít tắc nang lông, cộng thêm vi khuẩn, tế bào chết sinh ra mụn bọc.
Điều trị mụn bọc bằng phương pháp tự nhiên
Đối với các dạng mụn bọc không nhân, ngay từ khi phát hiện có nốt mụn cứng nằm sâu ở dưới da, bạn có thể áp dụng ngay một số mẹo, bí quyết giảm và trị mụn tại nhà như sau:
1. Sử dụng đá lạnh để giảm sưng viêm
Đối với các loại mụn bọc không nhân, sử dụng đá lạnh là giải pháp giúp giảm tình trạng sưng và tấy đỏ của mụn. Đá lạnh với nhiệt độ thấp sẽ làm co tế bào biểu bì của da, các nốt mụn sẽ bớt gây khó chịu cho bạn.
Sử dụng đá lạnh để giảm sưng tấy do mụn
Cách áp dụng rất đơn giản, sau khi rửa mặt sạch, bạn lấy 1-2 viên đá lạnh chườm nhẹ nhàng trên vùng da bị mụn. Cảm giác sưng tấy sẽ dịu đi tức thời. Bạn nên lưu ý chọn đá sạch để tránh nhiễm khuẩn, đồng thời thao tác chườm trên da nên nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương da.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ là mẹo để giảm cảm giác sưng tấy của mụn trước mắt. Để điều trị mụn triệt để, bạn cần kết hợp thêm các liệu pháp khác.
2. Trị mụn bọc không nhân bằng tỏi
Sở dĩ có thể sử dụng tỏi để điều trị mụn là do hoạt chất sulphur trong tỏi đóng vai trò như kháng sinh tự nhiên. Thành phần này ngấm sâu vào trong nang lông sẽ tiêu diệt vi khuẩn gây mụn kháng viêm và hạn chế tình trạng mụn lây lan.
Cách trị mụn bọc dưới da bằng tỏi:
- Bước 1: Bóc vỏ 1-2 tép tỏi, cắt thành lát thật mỏng.
- Bước 2: Vệ sinh vùng da bị mụn, đắp lát tỏi lên da để khoảng 3-5 phút rồi rửa lại với nước mát. Bạn không nên để quá lâu sẽ dễ gây đỏ, rát da.
2. Trị mụn bọc không nhân bằng tinh dầu tràm trà
Nhiều nghiên cứu cho thấy, tinh dầu tràm trà có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn vô cùng mạnh mẽ, rất thích hợp để điều trị các chứng bệnh có liên quan tới viêm da. Vì vậy, đây là nguyên liệu được nhiều hãng dược, hóa mỹ phẩm tin tưởng để bào chế các loại kem trị mụn.
Tinh dầu tràm trà kháng viêm trị mụn
Sử dụng tinh dầu tràm trà trị mụn như thế nào?
- Bước 1: Rửa sạch vùng da bị mụn bọc, thấm khô.
- Bước 2: Sử dụng tăm bông thấm 1-2 giọt tinh dầu tràm trà nguyên chất thoa lên vùng da bị mụn không nhân.
Vì hoạt chất kháng khuẩn trong tinh dầu tràm trà hoạt động mạnh nên ngay sau 1-2 lần đầu tiên sử dụng, bạn có thể nhận thấy tình trạng sưng, viêm của mụn bọc giảm đi đáng kể. Sử dụng kiên trì, các nốt mụn có thể giảm đi rất hiệu quả.
3. Cách điều trị mụn bọc không đầu bằng lá tía tô
Ít ai biết rằng, loại rau thơm phổ biến như tía tô được xem là một “vị thuốc quý” trong Đông y. Không những trị được nhiều bệnh, tía tô con có khả năng chữa được các bệnh về da, điển hình là khả năng giảm mụn bọc không nhân.
Trong tía tô có chứa thành phần acid linoleic – Hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm và thúc đẩy trao đổi chất tế bào vô cùng tốt. Vì vậy, lá tía tô sẽ giúp làm sạch nang lông, diệt vi khuẩn và làm khô cồi mụn, ngăn ngừa sự phát triển nặng hơn của nốt mụn.
Một số cách điều trị mụn bọc không nhân với tía tô:
- Cách 1: Đắp mặt nạ lá tía tô nguyên chất để trị mụn, cấp ẩm và phục hồi da.
- Cách 2: Xông mặt với lá tía tô và muối để làm thông thoáng nang lông, loại bỏ vi khuẩn, dầu nhờn và da chết để hỗ trợ quá trình điều trị mụn nhanh và hiệu quả hơn.
- Cách 3: Rửa mặt bằng lá tía tô để làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn gây mụn.
4. Tuyệt chiêu trị mụn bọc không nhân với nghệ và mật ong
Nghệ và mật ong – Hai “hoạt chất vàng” để điều trị các vấn đề về da, trong đó có tình trạng mụn. Trong nghệ có chứa hoạt chất curcumin – thành phần giúp giảm viêm, kháng khuẩn, điều trị và ngăn ngừa mụn hiệu quả.
Công dụng kỳ diệu của nghệ và mật ong trong điều trị mụn
Đồng thời, mật ong được coi là nguyên liệu dưỡng da, giúp phục hồi da sau tổn thương hữu hiệu. Kết hợp 2 nguyên liệu này, bạn sẽ có công thức làm đẹp vừa trị mụn bọc, vừa dưỡng da để làn da khỏe mạnh hơn.
Cách làm:
- Bước 1: Trộn 1 thìa cà phê tinh bột nghệ và 1 thìa mật ong nguyên chất.
- Bước 2: Rửa sạch mặt, đắp hỗn hợp lên khu vực bị mụn khoảng 20 phút.
- Bước 3: Rửa mặt sạch với nước mát.
Điều trị mụn bọc không nhân cần lưu ý điều gì?
Ngoài những liệu pháp, công thức trị mụn, chế độ chăm sóc, bảo vệ da và ăn uống, sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng để hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả. Bạn nên lưu ý các vấn đề sau:
- Vệ sinh da sạch sẽ, rửa mặt hàng ngày 2 lần bằng sản phẩm làm sạch phù hợp.
- Tẩy trang cho da nếu bạn có sử dụng kem chống nắng hoặc trang điểm.
- Nên xông hơi và tẩy tế bào chết cho da 1 tuần 1 lần để làm thông thoáng lỗ chân lông.
- Hạn chế sờ tay lên mụn, tuyệt đối không tự ý nặn mụn, đặc biệt khi nhân mụn ở sâu dưới da.
- Bảo vệ da khi đi ra ngoài, sử dụng kem chống nắng và khẩu trang, mũ, nón để tránh các tác động tiêu cực của ánh nắng mặt trời, khói bụi.
- Ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh, tránh thức khuya để tránh tình trạng rối loạn nội tiết.
Trên đây là các thông tin giải đáp vấn đề: Mụn bọc không đầu (không nhân) là gì và cách điều trị như thế nào. Mụn bọc không nhân là loại mụn nặng, có thể gây sẹo rỗ nên bạn cần lưu ý điều trị sớm và đúng cách để làn da hồi phục tốt nhất.