Bạn sở hữu làn da dầu, thường xuyên tiết nhờn và dễ bị mụn? Liệu rằng chu trình chăm sóc chất da “đỏng đảnh” này mỗi ngày đã thực sự chuẩn xác? Có bí kíp nào giúp da bớt tiết dầu, ổn định ít bị mụn hơn không? Cùng chuyên gia da liễu Lê Thị Thủy giải đáp ngay sau đây.
I – Da dầu là gì? Dấu hiệu nhận biết
Có 5 chất da cơ bản là da dầu (nhờn), da khô, da nhạy cảm, da hỗn hợp và da lão hóa. Mỗi loại da sẽ có những tính chất và biểu hiện khác nhau. Vì thế, mỗi người cần phải xác định rõ ràng chất da của bản thân để có cách chăm sóc phù hợp.
Da dầu là chất da cực kì phổ biến và gặp phải ở cả nam giới và nữ giới. Những biểu hiện và dấu hiệu sau đây cho biết làn da của bạn thuộc dạng dầu nhờn:
Biểu hiện da dầu nhờn
Da thường xuyên bị nhờn ở nhiều vị trí trên mặt.
Vùng chữ T thường bóng loáng vì tiết nhiều dầu.
Lỗ chân lông to.
Xuất hiện nhiều mụn đầu đen, đầu trắng, mụn trứng cá trên mặt.
Dễ bắt nắng và sạm da.
Để xác định chính xác hơn làn da có phải dầu nhờn không, mọi người có thể sử dụng giấy thấm dầu và lau ở nhiều vùng trên mặt.
Sử dụng giấy thấm dầu để test xem chất da của bạn là gì
Nếu giấy dính dầu ở mọi vị trí: Da dầu.
Nếu chỉ dính dầu ở vùng chữ T: Da hỗn hợp.
Da không thấm dầu: Da khô.
II – Nguyên nhân khiến da tiết nhiều dầu nhờn
Theo chuyên gia Lê Thị Thủy (Bác sĩ khoa Da liễu Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam), làn da có thể bẩm sinh đã tiết nhiều dầu.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp da từ khô, hỗn hợp dần chuyển sang dầu nhờn.
Có nhiều yếu tố khiến làn da của bạn tăng tiết nhờn. Cụ thể như sau:
Gen di truyền: Nếu bố, mẹ hoặc ông bà có làn da dầu nhờn thì tỉ lệ cao đặc điểm này sẽ truyền lại cho con cháu.
Chế độ ăn uống: Nếu thực đơn ăn uống mỗi ngày bị mất cân bằng có thể làm tăng tiết nhờn trên da.
Stress: Tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi cũng khiến cho da tiết dầu nhiều hơn.
Stress, căng thẳng triền miên sẽ khiến làn da đổ dầu nhiều hơn
Nội tiết tố biến động: Trong một số giai đoạn như dậy thì (ở cả nam và nữ), kì đèn đỏ, mang thai, tiền mãn kinh (với phụ nữ),… đều có thể ảnh hưởng đến quá trình tiết dầu của da.
Sử dụng thuốc: Trong quá trình điều trị bệnh lý, một số loại thuốc có thể khiến cơ chế tiết dầu bị thay đổi. Làn da có thể khô hơn hoặc dầu hơn.
Chu trình chăm sóc da hàng ngày: Quá trình rửa mặt, tẩy da chết, dưỡng ẩm,… ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe làn da của bạn. Nếu không thực hiện đúng cách, làn da sẽ tiết dầu hơn, bít tắc bã nhờn và gây ra mụn.
Đặc biệt thời điểm mùa hè là lúc da tiết nhiều dầu nhất, vì thế mà bạn cần chăm sóc thường xuyên
III – Lưu ý cách chăm sóc da dầu (skincare) tại nhà
Để làn da dầu nhờn được chăm sóc tốt nhất thì hãy chú ý đến chu trình chăm sóc tại nhà. Dưới đây là một số hướng dẫn cụ thể từ chuyên gia về các bước skincare cho da dầu mụn.
1. Cách làm sạch da bị dầu nhờn với sữa rửa mặt
Dù là với bất kì chất da nào thì quá trình làm sạch da cũng vô cùng quan trọng. Nhất là làn da tiết nhiều dầu nhờn thì việc tẩy trang, rửa mặt càng quan trọng hơn để tránh bít tắc chân lông và gây mụn.
Thói quen sai lầm của nhiều người khi chọn sữa rửa mặt cho da dầu là chọn sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh để có thể loại bỏ triệt để lớp nhờn trên da.
Chọn bộ sản phẩm rửa mặt dịu nhẹ, không có chất tẩy rửa mạnh gây bào mòn da
Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sai lầm và càng gây ra phản ứng ngược. Bởi tính kiềm quá cao trong các sản phẩm rửa mặt sẽ bào mòn da.
Khi đó cơ chế tiết dầu sẽ càng bị kích thích khiến da ngày càng nhờn thêm.
Hãy lựa chọn các sản phẩm dịu nhẹ cho da, đảm bảo làm sạch bụi bẩn, bã nhờn nhưng không bào mòn lớp màng tế bào bảo vệ da bên ngoài. Độ pH nên ở mức trung bình, khoảng 4,5 – 5,5.
Loại bỏ các dòng sữa rửa mặt có độ kiềm cao ra khỏi routine chăm sóc da nếu không muốn da ngày càng yếu và tiết nhờn nhiều hơn.
Ở bước tẩy trang, hãy sử dụng các sản phẩm chuyên sâu nếu làn da của bạn thường xuyên make up đậm (kem nền, phấn phủ cushion, phấn má, kẻ mí, mày,…).
Trường hợp không make up mà chỉ dùng sản phẩm bôi chống nắng bạn vẫn cần đến một dòng nước tẩy trang hoặc dầu tẩy trang để da được làm sạch triệt để.
Tẩy trang mỗi ngày, kể cả với những ai không trang điểm
Quá trình rửa mặt và tẩy trang, hãy thao tác thật nhẹ nhàng, không chà mạnh và lâu khiến da bị tổn thương.
Ngay sau khi rửa mặt, hãy thấm khô và xài Toner để cân bằng pH cho da. Việc lựa chọn Toner cũng cần phải đánh giá kĩ càng để đảm bảo phù hợp với chất da dầu nhờn.
2. Chọn Toner cho da dầu mụn phù hợp
Nước hoa hồng (Toner) là bước cực kì quan trọng sau khi rửa mặt. Nó giúp làn da cân bằng lại, cấp ẩm và se nhỏ chân lông.
Nhiều người nhầm tưởng rằng da dầu vốn đã đủ độ ẩm, không cần các bước toner hay kem dưỡng.
Tuy nhiên, quan điểm này hoàn toàn sai bởi thực tế cho thấy mặc dù tiết dầu trên bề mặt nhưng da dầu vẫn có thể mất nước ở bên trong.
Toner cho da dầu mụn cần phải lựa chọn kĩ càng để phù hợp với chất da
Hơn nữa, chất da dầu thường có đặc điểm lỗ chân lông to. Việc sử dụng Toner sẽ giúp cấp ẩm và se mịn tuyến chân lông, giúp da duy trì độ ẩm và sự mềm mượt.
Một số mẹo chọn chọn toner cho da dầu mụn:
Nếu tình trạng da dầu nhưng thiếu nước ở bên trong, hãy chọn loại nước hoa hồng có khả năng cấp ẩm.
Trường hợp da dầu bị mụn, hãy ưu tiên những dòng toner bổ sung đặc tính kháng viêm.
Nếu da tiết quá nhiều dầu nhờn, toner có đặc tính cân bằng da là lựa chọn phù hợp nhất.
3. Chọn kem dưỡng ẩm cho da nhờn
Làn da sau bước làm sạch sẽ khô hơn bình thường. Nếu bạn chỉ sử dụng toner thì không thể cấp ẩm toàn diện cho da.
Điều đó sẽ kích thích cơ chế tiết nhờn và khiến da đổ dầu nhiều hơn.
Khi đó, kem dưỡng ẩm là giải pháp tối ưu nhất có thể cấp ẩm và điều tiết bã nhờn. Vì thế, đừng quên thoa nó sau bước toner để chất da nhờn “khó chiều” được chăm sóc tốt nhất.
Kem dưỡng ẩm cho da dầu cần phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
Kem dưỡng cực kì quan trọng cho da nhờn
Giàu dưỡng chất cho da nhờn: Sản phẩm không chỉ cấp đủ ẩm mà còn bổ sung thêm vitamin và nhiều khoáng chất cần thiết để đẩy lùi tiến trình lão hóa của da.
Không gây nhờn cho da mặt: Kết cấu sản phẩm cần thẩm thấu nhanh trên da, tránh để lại cảm giác bóng nhờn trên da.
Không chứa hóa chất gây kích ứng: Nên ưu tiên các dòng kem dưỡng hữu cơ 100%. Tránh sản phẩm chứa cồn, hóa chất, và mùi hương hóa học để da không bị kích ứng về lâu dài.
Không làm tắc chân lông: Đảm bảo lượng dưỡng chất vừa đủ, không quá dư thừa để tránh tắc nghẽn chân lông.
4. Các bước chăm sóc da (skincare) dầu và mụn khác
Bên cạnh các bước tẩy trang, rửa mặt, thoa toner, kem dưỡng thì những ai da đầu cũng có thể cân nhắc thêm các bước skincare sau đây để làn da được chăm sóc tốt nhất.
Đắp mặt nạ tự nhiên (từ các nguyên liệu dầu dừa, dầu oliu, vitamin E, nha đam, mật ong,…) hoặc mặt nạ giấy bán sẵn.
Đảm bảo mặt nạ có công dụng phù hợp với chất da tiết nhiều nhờn như kiềm dầu, cấp ẩm, kháng viêm mụn,….
Đắp mặt nạ thiên nhiên cho da dầu
Dùng tinh chất serum vitamin C cho da dầu mụn: Dòng serum này không những có chức năng kiềm dầu mà còn hạn chế đáng kể những nốt mụn thâm để lại trên da.
Dùng xịt khoáng hàng ngày 3 – 4 lần để cấp ẩm, ngăn cơ chế tự tiết dầu của da.
IV – Vì sao da dầu nhờn dễ bị nổi mụn?
Vì đặc tính da nhờn là tiết dầu nhiều. Nếu điều này không được kiểm soát rất dễ gây ra bít tắc chân lông do bã nhờn tích tụ cùng bụi bẩn.
Đây là nguyên nhân gây ra những ổ mụn đầu đen, mụn đầu trắng trên da.
Bên cạnh đó, vi khuẩn có thể tấn công những ổ mụn này và gây viêm mủ. Tình trạng mụn sẽ ngày càng nặng hơn nếu không chăm sóc và có cách xử lý kịp thời.
Da dầu dễ bị mụn hơn do bã nhờn gây bít tắc chân lông
Tình trạng mụn gặp phải phổ biến ở da nhờn là:
Mụn đầu đen tập trung nhiều ở mũi, trán, cằm.
Mụn mủ, mụn bọc sưng to mọc nhiều ở đường quai hàm, má, mũi.
Nhọt sưng tấy đem lại cảm giác đau nhức, khó chịu.
Không chỉ cần chú ý đến các bước dưỡng da hàng ngày, nếu tình trạng mụn quá nặng thì cần chữa sớm bằng những liệu trình chuyên sâu.
Mụn cần loại bỏ sạch nhân và vi khuẩn để tránh phát triển nặng hơn và lây lan sang nhiều vùng da khác.