Mụn bọc ở má nếu không chữa trị kịp thời có thể để lại thâm, sẹo lồi hoặc sẹo lõm trên mặt. Khi mới hình thành, nó chỉ là những đốm nhỏ màu đỏ sau đó sưng, cứng, có mủ và đau nhức. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu nguyên nhân và cách trị mụn bọc ở má thì bạn nhất định không nên bỏ qua bài viết này.
I. Mụn bọc ở má là gì?
Mụn bọc ở má là loại mụn bọc có kích thước lớn, sưng, màu đỏ. Bên trong mụn có chứa mủ và nhân. Mụn bọc ở má thường xuất hiện ở nhóm đối tượng sau:
Trong độ tuổi dậy thì (14 – 20 tuổi)
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Phụ nữ trước, trong và sau chu kỳ kinh nguyệt
Người thường xuyên bị căng thẳng,…
Mụn bọc có kích thước lớn, sưng to, màu đỏ, bên trong có chứa mủ và nhân
II. Nguyên nhân bị mụn bọc ở má
Thông thường, nguyên nhân bị mụn bọc ở má là do rối loạn Hormone, căng thẳng kéo dài, chế độ ăn uống, di truyền, sinh hoạt không lành mạnh, vệ sinh và chăm sóc da kém.
Bị mụn bọc phải làm sao?
1. Rối loạn Hormone: Rối loạn Hormone thường xuất hiện ở tuổi dậy thì (nam và nữ), phụ nữ mang thai, cho con bú, tiền kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt không đều. Khi đó, nguy cơ nổi mụn bọc là khá cao. Nguyên nhân là do rối loạn nội tiết tố ,kích thích tuyến nhờn hoạt động mạnh, lỗ chân lông bị bít tắc, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn P. acnes tấn công và hình thành mụn bọc.
2. Chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh: Thường xuyên dung nạp đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, giàu đường, nước ngọt có ga, đồ uống có cồn, cafein, thức khuya, stress kéo dài cũng là nguyên nhân gây mụn bọc
3. Vệ sinh và chăm sóc da không đúng cách: Vệ sinh và chăm sóc da không đúng cách là nguyên nhân gây mụn bọc. Bụi bẩn, vi khuẩn, dầu nhờn dư thừa làm cho lỗ chân lông bị bít tắc, gây viêm và tạo cơ hội cho mụn bọc hoành hành.
4. Yếu tố di truyền và căng thẳng: Mụn bọc to ở má có thể do di truyền từ ông bà, cha mẹ có làn da nhạy cảm, thường xuyên nổi mụn. Bên cạnh đó, căng thẳng thường xuyên cũng khiến mụn bọc hình thành và phát triển nhanh chóng.
Căng thẳng kéo dài là một trong những nguyên nhân gây mụn bọc
II. Có nên nặn mụn bọc ở má không?
Theo các chuyên gia da liễu, nếu nặn mụn bọc ở má khi nhân mụn chưa chín sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vùng da xung quanh. Bạn chỉ nên nặn mụn bọc trong trường hợp cồi mụn khô và trồi lên bề mặt da. Sau khi lấy nhân mụn bọc, bạn cần thực hiện các biện pháp chăm sóc da để phục hồi tổn thương và không để lại thâm, sẹo. Dưới đây là một số trường hợp không nên nặn mụn:
Mụn bọc bị viêm, sưng to, mềm, kích thước lớn
Có mủ trắng, mùi hôi, tanh
Không nổi cồi mụn
Cảm giác đau rát khó chịu
Có dấu hiệu sốt
Không nên tự ý nặn mụn bọc khi có mủ trắng, đau rát, có dấu hiệu sốt
Khi muốn nặn mụn bọc ở má, bạn cần xác định được thời điểm phù hợp. Tuyệt đối không nặn khi nó mới mọc. Khi nặn mụn bọc ở má, bạn nên vệ sinh vùng da mụn và dụng cụ để tránh viêm nhiễm, lở loét. Bạn có thể tham khảo các bước nặn mụn bọc sau đây :
Bước 1: Rửa tay, làm sạch vùng da mụn bọc, dụng cụ nặn mụn
Bước 2: Xông hơi cho da mặt để lỗ chân lông được thông thoáng và giảm cảm giác đau rát khi nặn mụn
Bước 3: Dùng dụng cụ chuyên dụng để chích đầu mụn
Bước 4: Xác định các nốt mụn đã gom cồi và đầu mụn đã khô
Bước 5: Nặn mụn nhẹ nhàng, tránh để lại sẹo, rửa mặt sạch và thực hiện các bước chăm sóc da tiếp theo
III. Tổng hợp các cách trị mụn bọc ở má
Trị mụn bọc ở má bằng gel/kem bôi, nguyên liệu thiên nhiên, thuốc uống, chiếu tia laser, tiêm Cortisone là những cách được áp dụng phổ biến hiện nay. Thông tin về từng cách sẽ được chia sẻ chi tiết bên dưới đây.
2. Trị mụn bọc ở má bằng nguyên liệu thiên nhiên
2.1. Tinh bột nghệ và mật ong
Tinh bột nghệ được nhiều người áp dụng để trị mụn trong đó có mụn bọc. Hoạt chất Curcumin trong nghệ có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa tốt. Bên cạnh đó, Curcumin còn giúp chữa lành tổn thương da, ngăn ngừa viêm nhiễm, phục hồi làn da trẻ trung và tràn đầy sức sống.
Mật ong cũng có khả năng kháng viêm, giảm sưng, ngăn ngừa vi khuẩn lây lan trên diện rộng, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và dưỡng ẩm cho da. Cách trị mụn bọc bằng tinh bột nghệ và mật ong như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất và 2 thìa cà phê tinh bột nghệ
Bước 2: Cho 2 nguyên liệu trên vào bát nhỏ, trộn đều
Bước 3: Vệ sinh da mặt bằng nước ấm
Bước 4: Thoa đều hỗn hợp lên da mặt, chú ý vùng da bị mụn bọc
Bước 5: Massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thẩm thấu vào da, lưu lại khoảng 20 phút và rửa bằng nước mát
2.2. Tỏi
Tỏi có chứa hoạt chất Sulphur và Allicin, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn bám trên da. Vitamin B, vitamin E chống lão hóa và ngăn ngừa sự phát triển của mụn bọc, mụn đầu đen. Các yếu tố vi lượng trong củ tỏi giúp tăng cường sức đề kháng cho da, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn, bã nhờn. Trị mụn bọc ở má bằng tỏi được thực hiện lần lượt theo các bước:
Bước 1: Chuẩn bị khoảng 3 – 5 tép tỏi, bóc vỏ, giã nát hoặc xay nhuyễn
Bước 2: Rửa mặt bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm
Bước 3: Thoa đều tỏi lên da, để khoảng 10 phút, rửa lại bằng nước sạch
Trị mụn bọc to ở má bằng tỏi
2.3. Rau diếp cá
Rau diếp cá có tính kháng khuẩn, làm giảm sưng đỏ, xẹp các nốt mụn và lỗ chân lông được thông thoáng. Khoáng chất, vitamin trong rau diếp cá giúp phục hồi và tái tạo làn da bị tổn thương do mụn đồng thời tăng sức đề kháng cho da trước những tác nhân gây hại từ bên ngoài. Các bước trị mụn bọc bằng rau diếp cá:
Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm rau diếp cá, rửa sạch, để ráo nước
Bước 2: Xay nhuyễn hoặc giã nát
Bước 3: Lọc lấy nước cốt
Bước 4: Rửa mặt sạch, thoa nước cốt diếp cá lên, chú ý vùng da bị mụn bọc
Bước 5: Để khoảng 15 phút thì rửa lại bằng nước mát
3. Điều trị mụn bọc bằng thuốc uống
Kháng sinh giúp kiểm soát vi khuẩn gây mụn bọc. Bên cạnh đó nó còn có tác dụng giảm sưng, viêm. Một số loại kháng sinh được bác sĩ chỉ định gồm:
Minocycline
Tetracyclin
Clindamycin
Doxycycline,…
Thuốc tránh thai được áp dụng cho các trường hợp bị mụn bọc do rối loạn nội tiết tố. Loại thuốc này có khả năng ức chế quá trình tiết dầu nhờn, giảm tình trạng mụn sưng to. Một số loại thuốc tránh thai được áp dụng khi bị mụn bọc như:
Norethindrone
Drospirenone,…
Trị mụn bọc bằng thuốc uống
4. Tiêm Cortisone và chiếu tia laser
Cortisone là chất có khả năng kháng viêm mạnh và làm cho mụn xẹp xuống sau vài ngày. Tiêm Cortisone thường được áp dụng cho các trường hợp mụn bọc to ở má, sưng to và đau dữ dội. Tuy nhiên, có trường hợp tiêm Cortisone đã gặp phải tình trạng sẹo lõm, sau ít nhất 6 tháng da mới phục hồi.
Chiếu tia laser có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn bám quanh nang lông. Cụ thể, chiếu tia laser làm cho các đốm mụn giảm sưng, tránh hình thành sẹo. Để ngăn ngừa mụn tái phát, nên sử dụng sữa rửa mặt, gel, kem bôi chuyên dùng cho da mụn.
Trị mụn bọc bằng cách chiếu tia laser
IV. Một số lưu ý khi trị mụn bọc ở má
Để có được kết quả trị mụn bọc ở má như mong đợi, hãy lưu ý một số vấn đề sau:
Nên sử dụng sữa rửa mặt chuyên dùng cho da mụn, được bào chế từ các nguyên liệu thiên nhiên, lành tính, phù hợp với mọi loại da: Nano Curcumin, chiết xuất lá Neem, vitamin E,…
Dùng kết hợp sữa rửa mặt với toner có tác dụng cấp ẩm
Khi ra ngoài nên dùng kem chống nắng
Không nên trang điểm trong thời gian trị mụn
Thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý và khoa học
Dành khoảng 30 – 60 phút mỗi ngày để tập thể dục
Uống đủ nước và giữ cho tinh thần luôn thoải mái
Trên đây là thông tin chi tiết về nguyên nhân và cách chữa trị mụn bọc ở má. Nếu bạn biết cách trị mụn bọc ở má hiệu quả, nhanh chóng và an toàn hơn, hãy chia sẻ với Decumar nhé! Đừng quên ghé thăm decumar.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về cách chăm sóc da, các loại mụn và sản phẩm tốt.