Ảnh hưởng của vi khuẩn kỵ khí đối với sức khỏe
Vi khuẩn kỵ khí là một loại vi khuẩn sống trong điều kiện môi trường không có oxy. Nhiễm trùng bởi vi khuẩn kỵ khí điển hình là tạo mủ, hình thành áp xe và hoại tử mô. Nhiều vi khuẩn kỵ khí có thể sản xuất enzym gây phá hủy mô, tiết ra những chất cực độc gây tê liệt hệ thần kinh,…đe dọa nghiêm trọng tính mạng người bệnh. Hãy cùng theo dõi bài viết “Ảnh hưởng của vi khuẩn kỵ khí đối với sức khỏe” để biết thêm những thông tin và cách phòng ngừa loại vi khuẩn này.
1. Vi khuẩn kỵ khí là gì?
Vi khuẩn kỵ khí tiếng anh có tên gọi là anaerobic bacteria, đây là một thành phần quan trọng của hệ vi khuẩn bình thường có mặt ở khắp mọi nơi trong cơ thể người, đặc biệt tập trung số lượng lớn ở những vị trí như khoang miệng, ống tiêu hóa, nhất là ở đại tràng.
Đặc trưng của vi khuẩn kỵ khí là chúng có thể sống trong điều kiện môi trường không có oxy. Nếu có sự xuất hiện của oxy, vi khuẩn kỵ khí sẽ bị dừng hoạt hoặc bị chết. Khả năng chịu đựng oxy của từng loại là khác nhau. Có loại có khả năng chịu đựng ở nồng độ oxy 8% nhưng có loại chỉ có thể tồn tại được trong môi trường oxy <8%.
Các nhà khoa học đã tìm thấy hàng trăm loài vi khuẩn kỵ khí xuất hiện trong bệnh phẩm của con người. Những loại vi khuẩn kỵ khí thường gặp nhất là:
1.1. Trực khuẩn kỵ khí Gram âm
Có 4 loại trực khuẩn kỵ khí gram âm thường gặp nhất đó là Bacteroides, Prevotella, Fusobacterium và Mobiluncus.
Bacteroides: là một nhóm lớn những trực khuẩn gram âm cư trú ở đại tràng và một số vị trí trong cơ thể. Bacteroides tham gia vào các nhiễm trùng hỗn hợp ở nhiều vị trí khác nhau, đặc biệt là nhiễm trùng ổ bụng.
Prevotella: là những trực khuẩn gram âm dạng que mảnh hoặc ngắn, thường thấy ở trong các nhiễm trùng đường hô hấp trên, áp xe não, áp xe phổi, đường sinh dục nữ và trong các nhiễm trùng khung chậu, áp-xe vòi trứng,…
Fusobacterium: thường có mặt trong khoang miệng và ruột của người bình thường. Hay gặp trong các nhiễm trùng hỗn hợp gây ra bởi vi khuẩn thuộc vi hệ bình thường ký sinh trên niêm mạc.
Mobiluncus: cũng là một phần của hệ vi khuẩn bình thường của âm đạo, thường được phân lập từ dịch viêm âm đạo.
1.2. Trực khuẩn kỵ khí gram dương
Có 4 loại thường gặp nhất đó là: Actinomyces, Lactobacillus, Propionibacterium, Clostridium.
Actinomyces: thường trú ngụ ở khu vực răng hàm mặt, hầu họng và âm đạo. Chúng thường gây nhiễm trùng ở khu vực mặt và cổ, ngoài ra có thể gặp trong trường hợp nhiễm trùng đường tiêu hóa do nuốt hoặc hít phải dịch từ niêm mạc xuống.
Lactobacillus: chủ yếu cư trú tại vùng âm đạo, giúp sản sinh acid lactic giúp duy trì pH thấp ở vùng âm đạo để ngăn chặn sự phát triển các loại vi khuẩn gây bệnh. Lactobacillus rất hiếm khi gây ra bệnh.
Propionibacterium: là loại vi khuẩn cư trú nhiều bên trên bề mặt da. Có thể gây ra tình trạng mụn trứng cá, viêm nội tâm mạc,…
Propionibacterium: là loại vi khuẩn cư trú nhiều trên bề mặt da, có thể gây tình trạng bị mụn trứng cá
Clostridium: là những loại vi khuẩn có ngoại độc tố mạnh. 4 loài vi khuẩn gây bệnh thường gặp thuộc nhóm này gồm Clostridium tetani (gây bệnh uốn ván), Clostridium botulinum (nguyên nhân chính gây ngộ độc thịt, đây là loại độc tố mạnh nhất hiện nay, có khả năng gây tê liệt toàn thân, tỷ lệ tử vong cao), Clostridium perfringens (gây bệnh hoại thư sinh hơi), Clostridium difficile (gây bệnh viêm đại tràng chảy máu có màng giả).
1.3. Cầu khuẩn kỵ khí gram âm
Các loài thuộc giống Veillonella là thường xuất hiện nhất. Các nhiễm trùng đo Veillonella phối hợp cùng với các vi khuẩn khác được tìm thấy trong các áp-xe răng hàm mặt, vùng bụng, vùng tiểu khung.
1.4. Cầu khuẩn kỵ khí gram dương
Thường gặp là giống Peptostreptococcus, chủ yếu cư trú ở trên da và niêm mạc. Loại vi khuẩn này thường được phân lập từ các nhiễm trùng hỗn hợp, u vú, nhiễm trùng não, phổi.
2. Ảnh hưởng của vi khuẩn kỵ khí tới sức khỏe
Các nhiễm trùng do vi khuẩn kỵ khí thường xuất hiện ở các bệnh nhân sau phẫu thuật
Vi khuẩn kỵ khí gây bệnh đều thuộc hệ vi khuẩn chí của con người và phát triển ở trong điều kiện hoàn toàn không có oxy, do đó vi khuẩn chỉ xâm nhập được khi có các điều kiện làm giảm áp lực oxy tổ chức như là thiếu máu, ứ trệ tuần hoàn, hoại tử tổ chức,… Các nhiễm trùng do vi khuẩn kỵ khí thường xuất hiện ở các bệnh nhân như sau phẫu thuật, đái tháo đường, người bị đa chấn thương, sỏi thận, ung thư gây chèn ép và dùng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài.
Các triệu chứng đặc trưng của nhiễm trùng vi khuẩn kỵ khí là:
Có mủ thối xuất hiện ở vết thương và vùng áp xe; có dấu hiệu của hoại tử, thấy có hơi xuất hiện.
Nhiễm trùng sau khi bị thương do dẫm phải vật sắc nhọn hoặc do con vật cắn
Nhiễm trùng bởi ung thư có hoại tử tổ chức
Nhiễm trùng ở người có các bệnh như viêm tắc tĩnh mạch; người nhiễm trùng huyết có vàng da..
Xuất hiện giả mạc
Nuôi cấy vi khuẩn ái khí âm tính
Nhiễm trùng vi khuẩn kỵ khí sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cho sức khỏe người bệnh. Tùy theo loại vi khuẩn kỵ khí mắc phải, tính chất nhiễm trùng mà các biến chứng gây ra sẽ khác nhau. Nhiễm trùng kỵ khí có đặc trưng là tạo mủ, hình thành áp xe và hoại tử mô rất khó điều trị; đôi khi vi khuẩn kỵ khí có thể có huyết khối tĩnh mạch nhiễm khuẩn, sinh hơi hoặc cả hai. Nhiều vi khuẩn kỵ khí có thể sản xuất ra enzym gây phá hủy mô, tiết ra các chất cực độc gây tê liệt hệ thần kinh,…làm người bệnh tử vong nhanh chóng.
3. Điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn kỵ khí như thế nào?
Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm trùng vi khuẩn kỵ khí sẽ được điều trị bằng phẫu thuật, dẫn lưu và sử dụng thuốc kháng sinh
Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm trùng vi khuẩn kỵ khí sẽ được điều trị bằng cách phẫu thuật, dẫn lưu và sử dụng thuốc kháng sinh. Các thuốc kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn kỵ khí thường được sử dụng là Clindamycin và Metronidazol. Với nhiễm trùng do do vi khuẩn Bacteroides và Prevotella thì thuốc kháng sinh được lựa chọn hàng đầu là penicillin G.
Vi khuẩn kỵ khí là loại vi khuẩn gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người. Chúng thường xuất hiện ở các bệnh nhân có bệnh lý, sau phẫu thuật. Vì thế, khi có triệu chứng nhiễm vi khuẩn kỵ khí người bệnh cần phải đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị, tránh để các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Serum trị mụn thâm mụn hiệu quả Goldskin vàng:
Đối tượng sử dụng:
Da bị mụn trứng cá, mụn bọc, mụn viêm, mụn ẩn, mụn đầu đen, mụn cám, mụn đầu trắng, mụn lan rộng nhiều nơi, thường xuyên tái đi tái lại.
Phù hợp mọi loại da: da dầu, da hỗn hợp, da khô, da nhạy cảm, da nhờn, da thường
Đặc biệt các bạn da nhạy cảm, da mỏng, da dễ bị kích ứng, dị ứng, mẩn đỏ, bong da khi trang điểm, dưỡng da có thể dùng tốt
Da bị tổn thương sau khi sử dụng nhiều loại mỹ phẩm cũng có thể dùng tốt
Goldskin – top serum trị mụn cho da dầu
Công dụng:
Trị được tất cả các loại mụn trứng cá, mụn bọc, mụn viêm, mụn ẩn, mụn đầu đen, mụn đầu trắng mụn cám đã tồn tại lâu năm dưới da.
Phù hợp với mọi lứa tuổi, tất cả các lứa tuổi đều có thể dùng, đặc biệt các bạn tuổi dậy thì có thể dùng tốt vì chỉ chiết xuất từ tự nhiên, không có hóa chất gây hại.
Là sản phẩm được các bác sĩ da liễu khuyên dùng, đạt tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả của Sở Y Tế.
Để được hỗ trợ thêm về cách chăm sóc da đúng cách, đặc biệt đối với các trường hợp da mụn như mụn bọc, mụn viêm, mụn ẩn, mụn đầu đen, mụn trứng cá, mụn đầu trắng, mụn cám, mụn lưng, bạn vui lòng liên hệ qua các kênh sau:
Quầy thuốc: Quầy A16 – Trung Tâm Thương Mại Dược Phẩm, 134/1 Tô Hiến Thành, Phường 15, Quận 10, Tp.HCM.
Spa Goldskin: 51B Kênh Gia Định, P.Trung Mỹ Tây, Q.12, Tp.HCM
Hoặc CHAT với CV Da Liễu qua các kênh sau:
zalo.me/0902559967
facebook.com/myphamgoldskin