Chứng tiểu buốt gây cho người bệnh khá khó chịu vì mỗi lần đi tiểu đều có cảm giác đau buốt. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang, tuyến tiền liệt phì đại… Mỗi khi có triệu chứng cần được thăm khám ngay để chuẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời.
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY TIỂU BUỐT
Bệnh lậu
Đây một trong những bệnh xã hội vô cùng nguy hiểm với tốc độ lây lan rất nhanh chóng. Khi bị nhiễm bệnh lậu, người bệnh sẽ có những dấu hiệu sưng đỏ ở niệu đạo, tiểu buốt, tiểu rắt, lỗ niệu đạo chảy mủ kèm theo những triệu chứng không điển hình khác như hạch bẹn sưng đau, nước tiểu có máu, tiểu ra mủ…Ngoài ra một số bệnh xã hội khác cũng đều gây ra triệu chứng tiểu buốt ở người bệnh.
Phì đại tuyến tiền liệt
Khi vào tuổi trung niên, nam giới thường xuất hiện chứng phì đại tuyến tiền liệt (u xơ tuyến tiền liệt). Hiện tượng này gây chèn ép lên niệu đạo nên dẫn tới một số triệu chứng như bí tiểu, tiểu buốt
Viêm niệu đạo
Niệu đạo có chức năng là đường ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Niệu đạo bị viêm do vệ sinh không sạch sẽ, quan hệ tình dục bừa bãi. Khi bị viêm nhiễm ở niệu đạo có hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu són, tiểu liên tục, tiểu nhiều lần.
Xem thêm: đi tiểu buốt và đau bụng dưới
Viêm bàng quang
Viêm niệu đạo nếu không điều trị kịp thời có thể lan lên bàng quang gây viêm ở bàng quang. Ngoài tiểu buốt người bệnh còn xuất hiện tiểu rắt, nước tiểu mùi khai, nếu bệnh nặng có thể tiểu ra máu.
Viêm thận, viêm bể thận cấp
Nhiễm khuẩn ngược dòng từ bàng quang lên hoặc do máu. Hiện tượng nhiễm khuẩn này có thể nhanh chóng làm giảm chức năng thận và có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Vệ sinh không sạch sẽ
Do vệ sinh cơ quan sinh dục không sạch sẽ, quan hệ tình dục không an toàn, lây gián tiếp qua dùng chung dụng cụ vệ sinh, tắm
TRIỆU CHỨNG TIỂU BUỐT
Người bệnh luôn có cảm giác muốn đi tiểu, cảm thấy đau bụng dưới. Khi giao hợp thấy đau nhất là ở phụ nữ. Đôi khi, nước tiểu đục, đàn ông có chất nhầy từ niệu đạo chảy ra, phụ nữ xuất hiện nhiều khí hư.
Nếu chỉ bị viêm nhiễm ở bàng quang và đường tiểu, bệnh nhân chỉ sốt tới 38o – 38,5oC. Nếu bị viêm nhiễm ở thận, bệnh nhân có thể sốt cao tới 40oC kèm theo hiện tượng người bị run như sốt rét.
PHẢI LÀM GÌ KHI BỊ TIỂU BUỐT?
Khi có triệu chứng đầu tiên không nên tự ý mua bất kỳ một loại thuốc nào để điều trị mà phải đi khám bệnh. Ngay khi bác sĩ xác định nguyên nhân gây bệnh sẽ có hướng điều trị phù hợp, người bệnh cần tuân thủ đúng đơn điều trị của bác sĩ. Trường hợp sốt tới 40oC, cần phải nằm lại bệnh viện để được theo dõi, điều trị kịp thời.
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TIỂU BUỐT NHƯ THẾ NÀO?
Bác sĩ sẽ khám bộ phận sinh dục, yêu cầu xét nghiệm nước tiểu, đôi khi xét nghiệm cả chất nhầy từ niệu đạo chảy ra.
Với nữ giới, nếu có vi trùng trong nước tiểu cần dùng kháng sinh liều cao trong vài ngày cho tới khi khỏi hẳn. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu thăm khám phụ khoa và làm các xét nghiệm về ống tiểu để xem có bị tắc không, có bị sỏi bàng quang, sỏi thận, u niệu đạo hoặc âm hộ có bị tổn thương hay không. Phụ nữ mang thai càng cần phải điều trị cẩn thận hơn.
Viêm niệu đạo ở nam giới cần dùng kháng sinh phù hợp với tùy chứng bệnh như viêm niệu đạo mãn tính, chứng viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang, v.v…
Phụ nữ bị viêm âm hộ và niệu đạo cần phải đưa cả chồng của mình đi điều trị cùng để tránh trường hợp bị lây lại.
Nếu đau vùng chậu, người run, sốt cao, cần phải được cấp cứu ngay vì đó là triệu chứng của bệnh viêm thận cấp tính.
Nếu phụ nữ khỏi bệnh rồi mà bị tái phát chứng tỏ niệu đạo dễ bị nhiễm trùng. Do đó cần đi khám định kỳ để kiểm tra niệu đạo. Đồng thời, lưu ý giữ gìn bộ phận sinh dục sạch sẽ.
LỜI KHUYÊN CHO NGƯỜI BỆNH TIỂU BUỐT
Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích của bác sĩ cho những trường hợp bị tiểu buốt:
Nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu nên ăn nhiều rau cải, các loại trái cây, chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với thể dục thể thao thường xuyên. Đồng thời uống nhiều nước để đào thải vi khuẩn ra ngoài.
Tránh một số đồ uống như trà, cà phê, rượu bia vì đây là những chất kích thích không có lợi cho bàng quang của bạn. Có thể uống nước râu ngô thay thế cho nước uống hàng ngày trong 1 tháng để xem sự cải thiện.
Không nên nhịn tiểu, đi tiểu khi có nhu cầu,. và nên đi tiểu sau quan hệ tình dục
Sau khi phát hiện những triệu chứng của bệnh không nên uống bất kỳ loại thuốc nào mà nên đi khám để bác sĩ chẩn đoán bệnh cũng như có hướng điều trị kịp thời.
Trên đây là một số kiến thức về bệnh tiểu buốt mà mọi người cần biết, bởi căn bệnh này rất dễ mắc phải. Trang bị kĩ lưỡng kiến thức về bệnh giúp mọi người phát hiện nhanh chóng và có phương án điều trị kịp thời. Nếu còn thắc mắc gì về bệnh tiểu buốt các bạn có thể gọi ngay đến đội tư vấn của phòng khám đa khoa Thiện Hòa theo số máy 038.5990.114 để được hỗ trợ kịp thời. Phòng khám đa khoa Thiện Hòa là địa chỉ uy tín, tin cậy trong điều trị bệnh tiểu buốt nói riêng và các bệnh nam giới, phụ khoa nói chung. Do vậy các bạn có thể an tâm thực hiện thăm khám và điều trị tại đây.
Nguồn: http://dakhoathienhoa.net/tim-hieu-chi-tiet-ve-benh-tieu-buot.html