Theo Địa Ốc Đại Thiên Lộc nhận định, ở thời điểm này, Tp. Hồ Chí Minh không còn là tâm điểm duy nhất của các dòng vốn đầu tư BĐS. Khi nguồn cung bất động sản chững lại và ngày càng có khăn, thị trường phía Nam đang có xu hướng nóng lên ở những khu vực ngoài thành phố.
Các tỉnh, thành vùng ven Tp. Hồ Chí Minh nắm giữ nhiều vai trò quan trọng trong sự phát triển của vùng nội đô; là động lực cho sự tăng trưởng kinh tế cũng như cầu nối liên kết các hoạt động giao thương. Với giá đất cao ngất ngưởng, rõ ràng ‘“tản” về vùng ven ở thời điểm này là lựa chọn khôn ngoan cho khách hàng và các nhà đầu tư. Không khó để nhận ra, sự dịch chuyển âm thầm nhưng ngày càng rõ nét của các dòng vốn vào thị trường bất động sản.
Lấy hạ tầng làm cơ sở đánh giá
Khách quan để đánh giá, hạ tầng chính là yếu tố tác động và làm thay đổi lớn nhất diện mạo khu vực, từ kinh tế – xã hội đến nhiều lĩnh vực khác. Nếu xét dựa trên yếu tố này thì Long An, Đồng Nai, Bình Dương – 3 vùng trũng bất động sản phía Nam đồng loạt được gọi tên. Đây đều là những khu vực có nền kinh tế công nghiệp phát triển và bám sát vào hạ tầng làm chiến thuật phát triển đường dài.
Long An là địa phương kết nối các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Tp. Hồ Chí Minh, chính vì vậy, việc đầu tư phát triển hạ tầng được xem là bước đệm lớn để Long An nâng tầm vị thế của mình. Ngoài các tuyến đường huyết mạch đang có, năm 2020 sẽ bắt đầu thông xe trên tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành, là cầu nối trực tiếp giữa Đồng Nai với Tp. Hồ Chí Minh. Đồng Nai cũng tiềm năng không kém khi triển khai dự án cầu Cát Lái nối Nhơn Trạch – Quận 2. Điều này tạo động lực lớn để nhà đất quanh các khu vực này nhanh chóng nóng lên.
Trong khi đó, Bình Dương lại là cái tên tiên phong trong việc chứng minh sức bật từ hạ tầng mang lại. Không thể phủ nhận, “thủ phủ công nghiệp Bình Dương” được như ngày hôm nay có phần đóng góp vô cùng lớn của các dự án hạ tầng trọng điểm. Việc kết nối nhanh chóng với Tp. Hồ Chí Minh, Bình Phước, Đồng Nai, các tỉnh Tây Nguyên,… tạo đòn bẩy để Bình Dương thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp, đón nhận lượng lớn người lao động và chuyên gia nước ngoài về làm việc. Bình Dương hiện có 28 khu công nghiệp và 10 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động.
Mặt bằng giá và tiềm năng tác động tâm lý đầu tư
Xét về mặt bằng chung, giá nhà đất tại thị trường vùng ven luôn duy trì ở mức thấp hơn so với trung tâm Tp. Hồ Chí Minh.
Vì “nóng” lên sớm nên thời điểm này, Bình Dương, Đồng Nai vẫn có sự nhỉnh hơn so với Long An. Tại Đồng Nai, giá đất ở ghi nhận ở mức 20-30 triệu/m2, đất hẻm có giá thấp hơn với từ 10-20 triệu/m2. Riêng Bình Dương, sự kiện Thuận An, Dĩ An lên phố đã nhanh chóng kéo mặt bằng giá tăng vọt, nhất là ở phân khúc căn hộ, tăng 20 – 30% so với thời điểm cuối năm 2018. Đất nền, nhà phố tại các huyện thuộc phía Bắc của tỉnh vẫn đang khá ổn định với nguồn cung giá rẻ như Phúc An Garden, KDC Đức Phát 3, CityLand,…
Còn với Long An, đây vẫn là khu vực giá mềm, nhất là tại các khu vực gần với Tp. Hồ Chí Minh như Bến Lức, Đức Hòa, Cần Giuộc,… Đặc biệt, Đức Hòa thời gian vừa qua được xem là tâm điểm mới của thị trường bất động sản Long An. Giá đất tại đây xoay quanh mức từ 10 – 12 triệu đồng/m2 với nhiều sản phẩm đa dạng như đất nền Phúc An City, nhà phố Phúc An, Bella Vista,…
Ngoài ra, khu vực này cũng được kỳ vọng sẽ tạo nên bước đột phá mới ở phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng với siêu dự án biệt thự sân golf mới ra mắt – West Lakes Golf & Villas. Những ghi nhận từ tiến độ West Lakes Golf & Villas cho thấy, trong năm 2020 này, dự án sẽ tạo nên làn sóng đầu tư mới trên thị trường khi gần 600 căn biệt thự được ra mắt.
Như vậy, theo Công Ty Địa Ốc Đại Thiên Lộc, khu vực phía Nam trong năm 2020 sẽ là giai đoạn đón nhận dòng vốn đầu tư đổ về ngày một sôi động tại các vùng trũng. Đây cũng chính là cơ hội và thách thức đối với các nhà đầu tư, bởi sắp tới đây, sức cạnh tranh sẽ gia tăng đáng kể, buộc cá nhân cần có chiến thuật và bước đi nhanh nhạy, thận trọng hơn.