Là một seoer, việc biết đánh giá độ khóa của từ khóa là một trong những kỹ năng bắt buộc phải có. Bởi việc đánh giá độ khó của từ khóa sẽ giúp bạn đưa ra một phương án tối ưu nhất. Vậy làm sao để đánh giá được độ khó của từ khóa trong seo. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách đánh giá độ khó từ khóa trong seo qua bài chia sẻ dưới đây nhé.
Tại sao chúng ta cần phải đánh giá độ khó từ khóa seo
Có lẽ bạn cũng biết, việc đánh giá độ khó từ khóa trước khi seo là một trong những bước cơ bản mà các seoer cần phải làm. Đặc biệt, đối với một đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ seo, thì yếu tố này đóng vai trò rất quan trọng khi nhận dự án.
Sự thành bại của một dự án cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc phân tích độ khó của từ khóa. Bạn có biết, độ khó của từ khóa sẽ giúp bạn đánh giá được thời gian và những khó khăn trong quá trình seo lên top. Đồng thời, nó còn là một trong những yếu tố cơ bản để bạn xác định được chi phí của dự án khi seo.
Nhưng trên thực tế thì những seoer khi mới vào nghề sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm tra được khó từ khóa. Và vấn đề cần đặt ra trước khi nhận một dự án seo đó chính là bạn cần phải biết cách kiểm tra được độ khó của từ khóa.
Cách đánh giá độ khó từ khóa trong seo
Hiện nay có 3 bước dùng để kiểm tra độ khó từ khóa mà các seoer thường áp dụng. Bạn có thể áp dụng những cách kiểm tra này để phân tích được độ khó của từ khóa trước khi nhận dự án seo.
Sử dụng Google AdWords Keyword tool
Bạn có biết, một trong những công cụ giúp bạn xác định độ khó từ khóa hiệu quả đó chính là công cụ Google Adwords Keyword tool. Bởi nó có thể giúp bạn xác định được mức độ cạnh tranh cho những từ khóa cụ thể, bằng cách thống kê số liệu thông qua lượt tìm kiếm theo tháng, theo quý, theo năm của Google search.
Đặc biệt hơn khi công cụ này còn giúp cho bạn có thể thu thập được những thông tin về chi phí cho mỗi lượt click vào website. Nếu như dữ liệu hiển thị chi phí càng cao, thì độ khó của từ khóa sẽ càng lớn và ngược lại. Từ những số liệu này bạn có thể đưa ra được mức chi phí trong quá trình seo.
Cách sử dụng Google AdWords Keyword tool
Để có thể sử dụng công cụ này, thì điều đầu tiên bạn cần làm đó là truy cập vào https://ads.google.com/home/tools/keyword-planner/. Sau đó gõ từ khóa cần phân tích vào ô tìm kiếm.
Chỉ trong vòng vài phút thì bộ công cụ này sẽ hiển thị toàn bộ những chỉ số tìm kiếm hàng tháng để bạn có thể phân tích. Bạn chỉ cần chia theo mức độ truy cập để dễ dàng trong việc theo dõi như:
- Số lượng tìm kiếm từ 100 đến 1000/tháng: bình thường
- Số lượng tìm kiếm từ 11.000 đến 10.000/tháng: tương đối
- Số lượng tìm kiếm từ khóa từ 10.000 đến 100.000/tháng: mức độ khó khá cao
Sử dụng chỉ số hiệu quả từ khóa (KEI)
KEI là cụm từ viết tắt của Keyword Efficiency Index, nó là công cụ dùng để đưa ra chỉ số đánh giá về tính hiệu quả của từ khóa. Chỉ số này càng cao thì cho thấy mức độ từ khóa sẽ càng lớn.
Để có thể áp dụng công thức này nhằm chỉ bạn cách tính độ khó từ khóa cần seo, bạn có thể áp dụng như sau:
Trong đó: S chính là lượng tìm kiếm từ khóa theo tháng và C chính là lượng website cạnh tranh có từ khóa.
Chỉ số S này bạn có thể lấy kết quả từ công cụ Google Adwords Keyword tool. Nhưng đối với chỉ số C thì bạn lấy chỉ số này bằng cách gõ từ khóa cần tìm kiếm trên Google search. Lúc này dòng hiển thị khoảng….. kết quả (… giây) đó chính là chỉ số C bạn cần lấy.
Xác định độ mạnh của website ở trang 1
Có lẽ bạn chưa biết, một trong những yếu tố cuối cùng để đánh giá độ khó của từ khóa khi seo, đó chính là xác định độ mạnh yếu của các website ở trang 1. Bởi nếu như các yếu tố bên trên bạn thực hiện đều cho ra một chỉ số khá tốt. Nhưng khi gõ từ khóa lên Google tìm kiếm, thì lại trả về các website ở vị trí top 1, 2, 3 đều là những website lớn, có tuổi thọ lâu đời, thì từ khóa cần seo đang được đánh giá ở mức độ rất khó.
Vì vậy bạn cần phải thực hiện xác định được độ mạnh yếu của website trang 1 bằng các chỉ số sau đây:
Domain
Domain hay còn được biết đến là tuổi đời của website. Có lẽ bạn cũng biết, Google sẽ luôn luôn ưu tiên những website hoặc tên miền ra đời trước đó. Bởi những tên miền này có độ uy tín khá cao và có giá trị hơn những website mới xuất hiện.
Lưu lượng truy cập vào website
Những website có lưu lượng truy cập lớn và được tìm kiếm nhiều trong mỗi giây sẽ luôn được Google ưu tiên hiển thị ở trang 1. Vì vậy mà điều bạn cần làm đó chính là hãy cố gắng tăng lượt tìm kiếm và truy cập vào website của mình càng nhiều càng tốt. Nhưng bạn nên hạn chế sử dụng lưu lượng truy cập ảo, vì sẽ bị Google phạt nặng nếu vi phạm.
Liên kết nội bộ hay còn gọi là tối ưu onpage
Bạn có biết liên kết nội bộ là một trong những vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm. Việc liên kết nội bộ này bao gồm các vấn đề như: thanh điều hướng, cách thức liên kết từ trang này đến trang khác, nội dung bài viết không trùng lặp, cấu trúc bài viết bài chuẩn seo,… và rất nhiều vấn đề khác.
Những yếu tố này sẽ giúp điều hướng được người dùng và bot của Google đến với website tốt hơn. Bởi, liên kết nội bộ càng được xây dựng vững mạnh, thì sẽ thu hút được người dùng ở lại website lâu hơn.
Tối ưu offpage hay còn gọi là liên kết bên ngoài
Việc tối ưu liên kết bên ngoài cũng sẽ góp phần xác định được sức mạnh của một trang web nào đó. Những website có lượng backlink càng lớn và được trỏ từ các website lớn, thì chứng tỏ chủ đề càng mạnh và rất khó vượt top trong quá trình seo.
Công cụ keyword finder giúp tìm từ khóa dễ SEO hay khó SEO
Ngoài các cách trên hiện tại trên thị trường các a/e SEOer thường hay sử dụng công cụ keyword finder để tìm được từ khóa tiềm năng độ cạnh tranh thấp và lượt tìm kiếm cao cũng như đánh giá được từ khóa dễ hay khó. Đây cũng chính là tool mà Publicity Agency recommend các SEOer nên dùng.
Một cách tiếp cận khác để xác định được độ khó từ khóa và biết có nên SEO từ khóa đó hay không?
Độ khó của từ khóa được chia thành 7 cấp độ như sau:
– Độ khó từ 0 – 15% | Không cạnh tranh (tối ưu hóa trong trang để đạt được vị trí cao).
– Độ khó từ 16 – 30% | Cạnh tranh thấp (tối ưu hóa trong trang tốt và xây dựng một ít liên kết).
– Độ khó từ 31 – 45% | Cạnh tranh trung bình (tối ưu hóa trong trang tốt và xây dựng liên kết trung bình).
– Độ khó từ 46 – 60% | Cạnh tranh thực sự (tối ưu hóa trong trang cực tốt và xây dựng liên kết mạnh).
– Độ khó từ 61 – 75% | Cạnh tranh cao (tối ưu hóa trong trang cực tốt, lịch sử thành lập tốt và xây dựng liên kết cực mạnh).
– Độ khó từ 75 – 90% | Cạnh tranh gay gắt (lịch sử thiết lập cực tốt, liên kết cực mạnh và áp đảo)
– Độ khó từ 91% trở lên | Cạnh tranh nhất trên Internet.
Các yếu tố để xác định độ khó của từ khóa
(1). CPC trung bình của Google Adwords cho từ khóa
(2). Số lượt tìm kiếm từ khóa của tháng trước
(3). Tổng số kết quả tìm kiếm từ khóa trong ngoặc kép
(4). Tổng số kết quả tìm kiếm với câu lệnh allintitle
(5). Tổng số kết quả tìm kiếm với câu lệnh intitle
(6). Tổng số kết quả tìm kiếm với câu lệnh inanchor
(7). Chỉ số sức mạnh trunh bình của các trang thuộc top 10 cho từ khóa
(1). CPC trung bình của Google Adwords cho từ khóa
Hệ số: x1
Đơn vị tính: %
Cách tính: = (CPC trung bình của Google Adwords cho từ khóa * 100) / CPC trunh bình của Google Adwords cho từ khóa có giá trị cao nhất
Theo khảo sát hiện tại của chúng tôi thì từ khóa “search engine optimization” có giá trị CPC trung bình cao nhất.
(2). Số lượt tìm kiếm của từ khóa tháng trước
Hệ số: x1
Đơn vị tính: %
Cách tính: = (Số lượt tìm kiếm của từ khóa tháng trước * 100) / Số lượt tìm kiếm của từ khóa “hot” nhất của tháng trước
Theo khảo sát hiện tại của chúng tôi từ Google Insight for Search thì từ khóa “phim” được tìm kiếm nhiều nhất
(**) Sử dụng Google Keyword Tool để xác định số lượt tìm kiếm tháng trước cho từ khóa
(***) Nếu số lượt tìm kiếm không thể xác định thì giá trị = 1
(3). Tổng số kết quả tìm kiếm từ khóa trong ngoặc kép
Hệ số: x1
Đơn vị tính: %
Cách tính: = (Tống số kết quả tìm kiếm từ khóa trong ngoặc kép * 100) / Tổng số kết quả tìm kiếm từ khóa “hot” nhất trong ngoặc kép
Theo khảo sát hiện tại của chúng tôi thì từ khóa “it” có số kết quả nhiều nhất
(4). Tổng số kết quả tìm kiếm với câu lệnh allintitle
Hệ số: x1
Đơn vị tính: %
Cách tính: = (Tống số kết quả tìm kiếm với câu lệnh allintitle cho từ khóa * 100) / Tổng số kết quả tìm kiếm với câu lệnh allintitle cho từ khóa “hot” nhất
Theo khảo sát hiện tại của chúng tôi thì từ khóa “it” có số kết quả nhiều nhất
(5). Tổng số kết quả tìm kiếm với câu lệnh intitle
Hệ số: x1
Đơn vị tính: %
Cách tính: = (Tống số kết quả tìm kiếm với câu lệnh intitle cho từ khóa * 100) / Tổng số kết quả tìm kiếm với câu lệnh intitle cho từ khóa “hot” nhất
[I]Theo khảo sát hiện tại của chúng tôi thì từ khóa “it” có số kết quả nhiều nhất
(6). Tổng số kết quả tìm kiếm với câu lệnh inanchor
Hệ số: x1
Đơn vị tính: %
Cách tính: = (Tống số kết quả tìm kiếm với câu lệnh inanchor cho từ khóa * 100) / Tổng số kết quả tìm kiếm với câu lệnh inanchor cho từ khóa “hot” nhất
Theo khảo sát hiện tại của chúng tôi thì từ khóa “it” có số kết quả nhiều nhất
(7). Chỉ số sức mạnh trung bình của các trang thuộc top 10 cho từ khóa
Hệ số: x3
Đơn vị tính: %
Cách tính: = (Chỉ số sức mạnh của trang top 1 + Chỉ số sức mạnh của trang top 2 + … + Chỉ số sức mạnh của trang top 10) / 10
(**) Có thể rút ngắn thời gian = (Chỉ số sức mạnh của trang top 1 + Chỉ số sức mạnh của trang top 10) / 2 hoặc (Chỉ số sức mạnh của trang top 1 + Chỉ số sức mạnh của trang top 5 + Chỉ số sức mạnh của trang top 10) / 3
Vậy Độ khó từ khóa = ((1) * 1 + (2) * 1 + (3) * 1 + (4) * 1 + (5) * 1 + (6) * 1 + (7) * 3) / 9
Ví dụ:
Từ khóa cụ thể: “dich vu seo”
(1). CPC trung bình của Google Adwords cho từ khóa
= (1,000 * 100) / 151,938 = 0.66%
(2). Số lượt tìm kiếm của từ khóa tháng trước
= (1 * 100) / 55,600,000 = 1.8%
(3). Tổng số kết quả tìm kiếm từ khóa trong ngoặc kép
= (4,800,000 * 100) / 6,080,000,000 = 0.08%
(4). Tổng số kết quả tìm kiếm với câu lệnh allintitle
= (1,870 * 100) / 171,000,000 = 0.001%
(5). Tổng số kết quả tìm kiếm với câu lệnh intitle
= (17,600 * 100) / 171,000,000 = 0.01%
(6). Tổng số kết quả tìm kiếm với câu lệnh inanchor
= (1,060,000 * 100) / 5,390,000,000 = 0.02%
(7). Chỉ số sức mạnh trung bình của các trang thuộc top 10 cho từ khóa
Top 1 = 29.90%
Top 10 = 24.94%
—> Chỉ số sức mạnh trung bình của các trang top 10 = (29.90 + 24.94) / 2 = 27.42%
Nội dung này có tham khảo từ website http://expressmagazine.net/posts/view/413/xac-dinh-do-kho-cua-tu-khoa
Trên đây là tất tần tật những bước giúp bạn xác định độ khó của từ khóa trước khi nhận dự án. Hy vọng với những cách đánh giá độ khó từ khóa trong seo được chia sẻ trên đây, sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách xác định độ khó của từ khóa.
Chúc bạn thành công.
xem thêm: